Sâu, Bệnh Hại Thường Gặp Trên Cây Táo

Bệnh Hại Trên Cây Táo


Bệnh thối quả trên cây táo

- Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất là các chùm quả khuất trong tán lá. Các vết cắn phá của côn trùng trên quả tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhiễm và phát triển.

Triệu chứng
Có 2 loại gây nên bệnh thối quả :
- Thối do nấm ( dễ chữa trị hơn thối quả do vi khuẩn ) : Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận.
- Thối quả do vi khuẩn  : Trong quả chảy ra dịch nhầy nhầy. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn, có mùi hôi chua khó chịu. Quả thối còn treo trên cây hoặc rụng xuống đất.


bệnh thối quả
bệnh thối quả

Cách khắc phục 

- Hàng năm sử dụng vôi bột bón cho cây

    + Giúp nâng độ PH trong đất trong cây táo
    + Cung cấp Canxi ( cây táo là cây rất cần canxi )

- Sau khi đốn tỉa cần bón phân để hồi phục cây cho thật tốt
- Khi bệnh xuất hiện cần thu nhặt hết quả bị bệnh ở trên cây & dưới mặt đất, đem ra ngoài tiêu hủy. Sau đó dùng Vôi Bột bón một lớp mỏng trên mặt đất
- Sử dụng thuốc trừ nấm như : 
+ FOSETYL ALUMILIUM
Hoặc MANCOZEB + METALAXYL 
Hoặc CYMOXANIL + FOSETYL ALUMINIUM
Hoặc CYMOXANIL + MANCOZEB
Pha theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì & phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày 


Bệnh sâu cắn lá, cuốn lá trên cây

- Vào mùa hè (từ tháng 4-8), khi phát hiện có sâu cắn lá, sâu cuốn lá hoặc nhện đỏ, phải tiến hành phun thuốc Wafatox pha loãng theo tỉ lệ 0,1%, tốt nhất là phun định kỳ 15 ngày/lần. Trước khi táo ra hoa rộ khoảng tháng 8-9, dù không có sâu vẫn nên phun thuốc để đề phòng sâu đục quả non.
- Trong thời gian táo ra hoa rộ, nên hạn chế phun thuốc để tránh hiện tượng rụng hoa. Khi táo có quả non, nếu phát hiện có sâu đục quả thì có thể phun Bi 58 pha loãng, nồng độ khoảng 0,07%.
sâu cắn lá, cuốn lá
sâu cắn lá, cuốn lá

Trong tháng 6 tháng 7 có xén tóc đẻ trứng vào thân cây. Để phòng trừ thì bà con dùng thuốc sau:
- Trừ nhóm sâu chích hút dùng các thuốc: Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Depterx(0,2%), Dantiol(0,1-0,2%), Monitor(0,1-0,2%), Bi 58, Basudin.
- Trừ nhóm sâu ăn lá thì dùng một trong các thuôc sau: Azodrin 50 DD (0,2%), Score(0,05%), Alieett(0,3%), Mancozeb(0,25%).
- Đối với kiến, mối, bọ cánh cứng hại rễ, hại gốc thì sử dụng thuốc: Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộn đều 1 thuốc – 10 cát rồi rắc xung quanh gốc và hố.


Bệnh do côn trùng đẻ trứng, đục thân

- Vào tháng 6-7, thường xuất hiện xén tóc đẻ trứng vào thân cây và sâu non gặm vỏ tạo thành đường xoắn trôn ốc xung quanh thân cây, cắt đứt đường vận chuyển nhựa từ trên xuống làm cây bị vàng và chết.
sâu đục thân táo
sâu đục thân táo


Biện pháp phòng & chữa trị

- Diệt trừ bằng cách dùng mũi dao sắc rạch theo đường sâu gặm để bắt sâu non, rồi dùng Wofatox pha với tỉ lệ 0,2% bôi vào chỗ gặm. Để đề phòng loại sâu này, hàng năm khi đốn cây, dùng 100g Basudin hòa vào 10 lít nước trộn với phân bò hoặc đất sét quét lên thân cây từ mặt đất lên cao 1m. Không nên trộn với vôi sẽ làm thuốc mất hiệu quả. Khi phát hiện cành lá bị héo đột ngột, phải nghĩ ngay tới sâu đục thân, cành, cách phòng trừ chính là kiểm tra thường xuyên, cắt bỏ kịp thời những cành bị sâu và tiêu diệt sâu non.


Bệnh phấn trắng ở lá

- Bệnh thường phát triển trên lá non, khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao (trên 85%) và nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C). Tác hại của bệnh này không lớn, vì mùa sinh bệnh là mùa táo ở thời kỳ nuôi quả, cành lá già ít nhiễm bệnh. Phòng trừ bệnh phấn trắng trên lá chủ yếu bằng cách cắt tỉa những cành lá bị bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là với cây giống nên ghép muộn sau tháng 9 và với cây trồng ở vườn không nên đốn cành quá sớm, vì cành lá non nảy lên gặp điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) dễ bị nhiễm bệnh).
bệnh phán trắng ở cây táo
bệnh phán trắng ở cây táo


Bệnh thối rễ, nứt thân:

- Thường gặp ở các vùng đất ẩm ướt, nấm xâm nhập vào làm hư hại rễ cọc, sau đó phá huỷ toàn bộ rễ làm cây chết. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Cách phòng trừ là cần tránh ẩm ướt quá mức ở vùng rễ, phát hiện sớm các vết nứt dọc và thâm đen trong mạch gỗ.
bệnh thối rễ, nứt thân
bệnh thối rễ, nứt thân


Bệnh khô cành: 

- Do loại nấm Colletotrichum cloeosporiodes xâm nhập vào cành làm cành khô chết. Trên quả già, nấm xâm nhập qua vết thương làm quả bị nhũn. Ngoài ra, bệnh còn do nắng chiếu rọi trực tiếp trong thời gian dài.



Sâu Hại Trên Cây Cà Chua

Côn trùng hại rễ: 

Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm cách mặt đất, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy yếu dễ chết.


Bọ xít

Chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả, làm rụng nhiều quả, là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rõ rệt năng suất và chất lượng quả.
bọ xít hại táo
bọ xít hại táo


Mọt đục thân cành

Xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và cành dễ gãy.


Sâu cắm lá, sâu cuốn lá, nhện đỏ, sâu đục quả

Trong tháng 6 tháng 7 có xén tóc đẻ trứng vào thân cây. Để phòng trừ thì bà con dùng thuốc sau:
- Trừ nhóm sâu chích hút dùng các thuốc: Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Depterx(0,2%), Dantiol(0,1-0,2%), Monitor(0,1-0,2%), Bi 58, Basudin.
- Trừ nhóm sâu ăn lá thì dùng một trong các thuôc sau: Azodrin 50 DD (0,2%), Score(0,05%), Alieett(0,3%), Mancozeb(0,25%).
- Đối với kiến, mối, bọ cánh cứng hại rễ, hại gốc thì sử dụng thuốc: Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộn đều 1 thuốc – 10 cát rồi rắc xung quanh gốc và hố.




Sâu, Bệnh Hại Thường Gặp Trên Cây Táo Sâu, Bệnh Hại Thường Gặp Trên Cây Táo Reviewed by Tom Garden on tháng 11 19, 2019 Rating: 5